Phòng Khám Nam Khoa Hưng Thịnh : 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội 100000 Việt Nam

Triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay, với tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh có diễn biến khá phức tạp, qua mỗi thời kỳ bệnh lại có những biểu hiện khác nhau nên người bệnh khó nhận biết. Vậy hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng của bệnh giang mai thông qua bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức cần thiết về bệnh, chủ động phòng ngừa bệnh.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai phát triển với nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể như sau:

Giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của bệnh là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ, thông qua hệ thống mạch máu lan tỏa bệnh đi toàn thân. Những tổn thương khu trú tại chỗ có thể dễ dàng điều trị nếu như điều trị sớm, và ít để lại di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh rất dễ lây lan do tại vị trí thương tổn có rất nhiều xoắn khuẩn, nếu như bệnh nhân không có cảm giác và không biết mình mắc bệnh sẽ chủ quan và quan hệ với bạn tình gây ra sự lây truyền bệnh.

Giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn này thường xuất hiện sau khi ủ bệnh 3 – 4 tuần hoặc có thể là 3 tháng, diễn ra trong 1 – 2 tháng với những triệu chứng như sau:

Ở nam giới: Ngay tại vị trí xoắn khuẩn đột nhập tại cơ thể sẽ có những vết trợt, những vị trí xoắn khuẩn thường khu trú là quy đầu, rãnh quy đầu, miệng sáo, bìu, hậu môn,…

Ở nữ giới: Những vết trợt thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi bé, môi lớn, âm vật. Ngoài ra, có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như họng, lưỡi, môi, trên trán,…

Đặc điểm của vết trợt là:

- Vết trợt nông, có hình tròn hoặc bầu dục, bằng phẳng so với mặt da, màu đỏ tươi, không có mủ.

- Không gây ra cảm giác đau hay ngứa.

- Nền vết trợt rắn.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những mô tả điển hình về vết trợt. Trong thực tế, có nhiều trường hợp khác như: hơn 30% số bệnh nhân có nhiều trợt loét, 25% có những vết loét gây đau và nền không rắn. Có thể là trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc trợt khổng lồ.

Giang mai giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2 là thời kỳ nhiễm trùng máu, xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan trong cơ thể. Tổn thương đa dạng nhưng không phá hủy tổ chức hoàn toàn nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Đây cũng là giai đoạn bệnh gây nhiều nguy hiểm đối với xã hội do tốc độ lây truyền bệnh nhanh chóng, xoắn khuẩn có ở tất cả các tổn thương.

Khoảng 6 – 8 tuần sau khi có loét sẽ là giang mai thời kỳ 2. Lúc này ở niêm mạc, các thương tổn sẽ xuất hiện một cách rầm rộ và lan tỏa.

Những tổn thương giang mai giai đoạn 2 có những đặc điểm sau:

- Có nhiều thương tổn, nhưng những thương tổn này không gây đau hay ngứa.

- Những thương tổn sớm sẽ lan tỏa ra toàn thân và đối xứng nhau.

- Những thương tổn muộn thường khu trú tại một vị trí và không đối xứng.

- Thương tổn rất đa dạng và nông trên mặt da tạo thành những dát, sẩn, sẩn mủ, sẩn vẩy, mụn mủ.

- Viêm hạch nhỏ, lan tỏa đi khắp nơi và có tính chất như bệnh giang mai ở giai đoạn 1, rắn, không đau và di động.

- Toàn thân xuất hiện một số triệu chứng như: đau xương khớp, sốt, nhức đầu,…

- Các thương tổn ở nang lông, mụn mủ có thể hơi ngứa.

- Các thương tổn giang mai 2 khi tái phát thường tạo thành hình nhẫn, hình vòng cung và không đối xứng.


Triệu chứng bệnh giang mai

Các loại thương tổn của giang mai giai đoạn 2

- Triệu chứng của bệnh giang mai các ban màu hồng, thường xuất hiện tại vùng bụng, mạn sườn, bả vai, các nếp gấp ở chân tay. Nếu xuất hiện ở da đầu sẽ gây rụng tóc.

- Nếu không điều trị thì sau một thời gian những nốt ban đó cũng sẽ tự mất đi, để lại một ít vết có sắc tố nhẹ.

- Viêm hạch lan tỏa: Các hạch nhỏ và rắn, xuất hiện ở nhiều nơi như dưới cằm, cổ, sau tai, nách, cùi tay, bẹn,…

- Các mảng niêm mạc tại những vùng như quanh mép mũi, quanh hậu môn, âm hộ. Có thể là những trợt loét, sẩn sùi, chúng đều chứa nhiều xoắn khuẩn và rất dễ lây.

- Sẩn nổi cao trên mặt da, những nốt sẩn này rắn, có màu đỏ, hình bán cầu, xung quanh có viền.

- Sẩn cũng rất đa dạng với nhiều loại: sẩn trợt, sẩn có vẩy, sẩn có mủ, sẩn loét, sẩn hình nhẫn, hình vòng cung,… mỗi loại sẩn lại có vị trí và cách sắp xếp khác nhau.

- Đối với những sẩn nằm ở vùng nóng và ẩm ướt của cơ thể như nách, âm hộ, kẽ mông,… Các sẩn thường có chân bò ra bề mặt phẳng và xếp thành vòng.

- Những vị trí có lớp sừng dày như lòng bàn tay, bàn chân, sẩn thường có bề mặt phẳng. Vẩy da sẽ bong theo hướng ly tâm, để lại một lớp viền xung quanh sẩn.

- Những biểu hiện trên toàn thân: viêm gan, viêm mống mắt, viêm họng, đau nhức xương, biểu hiện thần kinh.

- Trong vòng 2 năm đầu tiên, các thương tổn của giang mai giai đoạn 2 tiến triển theo từng đợt, càng về sau những thương tổn này càng ăn sâu xuống và khu trú lại.

- Các thương tổn này sẽ tự mất đi dù không được điều trị, đây không phải là do bệnh đã khỏi mà chỉ là giai đoạn bệnh tiềm ẩn và tiếp tục phá hoại cơ thể. Đây gọi là giang mai tiềm ẩn.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

- Khoảng 2 – 6 tháng sau khi xuất hiện những biểu hiện của giang mai giai đoạn 2 rồi tự biến mất và bước vào giai đoạn kín sớm. Trong thời kỳ này, bệnh không có những triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn sẽ lây bệnh cho người khác.

- Bệnh nhân không được điều trị bệnh giang mai sẽ thấy xuất hiện những tổn thương giống như ở giai đoạn 1 và 2 hoặc các tổn thương phì đại chung quanh hậu môn.

- Những thương tổn này dù có được điều trị hay không cũng sẽ tự biến mất và chuyển sang thời kỳ giang mai kín muộn. Ở thời kỳ này, bệnh sẽ không lây lan nữa. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể lây từ thai phụ sang cho thai nhi gây ra giang mai bẩm sinh.

- Giai đoạn giang mai kín muộn có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là suốt đời. Tuy nhiên, 1/3 số bệnh nhân sẽ chuyển bệnh sang giai đoạn 3.

Giang mai giai đoạn 3

Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh giang mai, giai đoạn này xảy đến từ 3 đến 15 năm kể từ ngày đầu nhiễm khuẩn giang mai. Cũng có trường hợp đến vài chục năm bệnh mới diễn biến đến giai đoạn cuối.

Bệnh ở giai đoạn này rất nguy hiểm vì không thể chữa khỏi triệt để, người bệnh có thể sẽ bị đột quỵ, động kinh, liệt người, mù lòa, điếc, hoại tử, thần kinh,… thậm chí người bệnh có thể tử vong.

Giai đoạn này khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các tổ chức của cơ thể người bệnh, gây ra 3 loại giang mai chính:

Giang mai thần kinh: Hệ thần kinh của người bệnh bị khuẩn giang mai tấn công, gây ra những tổn thương ở thần kinh cho người bệnh.

Giang mai tim mạch: Sau từ 10 – 30 năm sẽ xảy ra, biến chứng thường gặp là phình động mạch. Giang mai tim mạch là căn bệnh nguy hiểm.

Củ giang mai: Xuất hiện trên mặt, tứ chi, lưng,…

Ở giai đoạn này, bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Trên đây là những triệu chứng của bệnh giang mai. Nếu như bạn còn thắc mắc gì hay muốn tìm hiểu thêm về bệnh giang mai, hãy liên hệ với chúng tôi dia chi kham nam khoa theo Hotline 0395 456 294 hoặc 0395 456 294 hoặc Click bên đưới để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

 

Bài viết liên quan

Bệnh giang mai có nguy hiểm không? Có một thực tế đang đáng...

Giang mai là bệnh xã hội phổ biến hiện nay, rất nhiều...

Săng giang mai là một trong những biểu hiện của bệnh giang...

Chữa bệnh giang mai ở đâu tại Hà Nội tốt là yếu tố...